Ngày nay, với sự biến đổi lớn của thị trường đòi hỏi công việc kinh doanh
cũng phải thay đổi, điều này khiến yêu cầu của ngành kế toán cũng có nhiều biến
chuyển. Sự giao hòa của kinh doanh, thương mại và tài chính nằm trong chuyên
ngành kế toán là một lựa chọn hoàn hảo cho sinh viên có khiếu về những con số,
phân tích, có đam mê kinh doanh và óc quan sát tỉ mỉ. Với chuyên ngành đào
tạo kế toán, sinh viên sẽ học cách tính toán, tiến hành phân tích, và báo
cáo các vấn đề tài chính của một tổ chức với các bên liên quan như nhà đầu tư,
nhà tín dụng, ban quản lý và cộng đồng chung để tạo điều kiện nâng cao hình
thành những quy định và hướng dẫn.
Rất
nhiều các doanh nghiệp làm ăn thuận lợi, doanh số tốt và lợi nhuận cao. Tuy
nhiên vì không chú trọng vào sổ sách kế toán nên việc quản lý tiền có nhiều lỗ
hổng. Họ không hiểu toàn bộ số tiền kiếm về lại đi đâu mất. Công việc kinh doanh
cũng vì thế mà gặp nhiều sự cố. Chính vì thế đây là lúc mà họ cần tới một kế
toán giỏi để quản lý nguồn tài chính cho doanh nghiệp mình. Vì kế toán còn là bộ
phận đắc lực giúp công ty phát triển. Kế toán giúp doanh nghiệp giải quyết những
thắc mắc về kinh phí kinh doanh. Bởi lẽ các quy tắc, quyết định sẽ được thay đổi
liên tục nếu không phải là chuyên môn thì bạn sẽ không nắm rõ sẽ xảy ra những
sai lầm đáng tiếc đối với doanh nghiệp. Một kế toán giỏi sẽ là người quản lý tốt
nguồn tài chính của doanh nghiệp cũng như đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh
nghiệp.
Lợi ích của kế toán trong doanh nghiệp
- Giúp cho doanh
nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình:
quá trình sản xuất, theo dõi thị trường… Nhờ đó, người quản lý điều hành trôi
chảy các hoạt động, quản lý hiệu quả, kiểm soát nội bộ tốt.
- Cung cấp tài
liệu cho doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định chương trình hành động cho từng giai
đoan, từng thời kỳ. Nhờ đó người quản lý tính được hiệu quả công việc, vạch ra
hướng hoạt động cho tương lai. Triển khai và thực hiện các hệ thống quản lý
thông tin để thúc đẩy việc thực thi các chiến lược, kế hoạch và ra quyết định
của ban quản trị.
- Giúp người quản lý điều hoà tình hình tài chính của doanh
nghiệp.
- Là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh tụng khiếu tố, với tư cách là
bằng chứng về hành vi thương mại.
- Cơ sở đảm bảo vững chắc trong giao dịch
buôn bán.
- Là cơ sở cho người quản lý ra các quyết định phù hợp: Quản lý hạ
giá thành, quản lý doanh nghiệp kịp thời.
- Cung cấp một kết quả tài chính rõ
ràng, không thể chối cãi được.
- Duy trì và phát triển các mối liên kết trong
doanh nghiệp.
- Quản lý các chi phí dựa trên việc lập kế hoạch và dự báo ngân
sách chi tiết, hạn chế tối đa chi phí không cần thiết.
- Quản lý rủi ro và
thực hiện bảo hiểm cho doanh nghiệp.
- Giám sát và quản lý hoạt động.
-
Thường xuyên cập nhật thông tin về tài chính và các thông tin liên quan tới cổ
đông trong và ngoài công ty (quyền và trách nhiệm mới, các văn bản về luật, chủ
nợ, nhà băng, nhà đầu tư…) theo một cách thức tạo dựng sự tin tưởng cao nhất từ
phía đối tác dành cho doanh nghiệp…
Niếu bạn chưa có chứng chỉ
nghiệp vụ kế toán
>>> Mời
bạn tham khảo thêm: Chương trình học kế
toán tại trung tâm GEC
Trung tâm GEC chúc bạn thành công trong lựa
chọn công việc của mình.
0 nhận xét