Hiện nay ở bất kỳ một công ty doanh nghiệp nào cũng phải chịu một khoản thuế 10-5% ở bất kỳ hàng hóa hay dịch vụ nào đi nữa và thuế đó được gọi là thuế giá trị gia tăng. Vậy thuế giá trị gia tăng là gì? Và những đơn vị nào phải nộp thuế giá trị gia tăng? Hãy cùng mình giải đáp thắc mắc dưới đây nha.
1. Thuế giá trị gia tăng là gì?
Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định:
“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của
hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu
dùng.”
Như vậy, thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng trên phần
giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cộng vào
giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc
dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng người
trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất,
kinh doanh.
2. Đối tượng được áp dụng thuế GTGT?
Người nộp thuế là tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Trong đó:
– Tổ chức kinh doanh bao gồm: các doanh nghiệp dưới mọi loại
hình, thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh doanh của các tổ chức
chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, các loại hình hợp tác xã;
– Cá nhân kinh doanh bao gồm: những người kinh doanh độc lập,
hộ kinh doanh, các cá nhân hợp tác cùng sản xuất kinh doanh nhưng không thành lập
pháp nhân.
3. Tổng kết
Như vậy mình đã tổng hợp những điều cần biết về thuế giá trị
gia tăng, nhưng đối tượng chịu, không phải chịu và đối tượng không phải tính, khai hay nộp thuế GTGT thì phần này
mình sẽ để dành phần này cho một bài viết sau để nói rõ hơn về vấn đề này.
Nhận xét
Đăng nhận xét