Những điều cần có để trở thành kế toán trưởng

 

Hiện tại không thể phủ nhận độquan trọng và cần thiết của một kế toán trưởng, vì trong bất kỳ một tập thể doanh nghiệp hay công ty nào vì kế toán trưởng giữ một vai trò quan trọng. Chính vì vậy mà kế toán trưởng  là một trong những ngành nghề có mức lương cao nhất hiện tại được nhiều bạn chọn, cũng chình vì vậy là để làm được một kế toán trưởng giỏi thì những điều bạn cần có và học được thì không phải chuyện dễ.Và để không làm cho các bạn bỡ ngỡ thì mình sẽ nói rõ về các vần đề như kế toán trưởng học gì? Cần những gì để có mức lương cao?.....

 

1.       Kế toán trưởng là gì?



 Kế toán trưởng là thuật ngữ được Bộ tài chính cấp phép để dùng cho những người phụ trách vị trí này. Kế toán trưởng sẽ chỉ đạo, tham mưu cho ban lãnh đạo cấp cao, đồng thời chịu trách nhiệm cho hệ thống tài chính của doanh nghiệp.

Với những doanh nghiệp quy mô lớn, kế toán trưởng sẽ làm việc dưới quyền của CFO (giám đốc tài chính) và giám sát những công việc của chuyên gia tài chính. Có thể thấy rằng kế toán trưởng là vị trí đem lại cơ hội nghề nghiệp cực kỳ lớn cho mọi người.

 

2.       Kế toán trưởng học những gì?



Kế toán tài chính doanh nghiệp.

- Hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam

- Hệ thống chuẩn mực kế toán

- Thuế thu nhập doanh nghiệp (Chuẩn mực kế toán: VAS17)

- Vốn hóa chi phí đi vay (Chuẩn mực kế toán: VAS16)

- Hồi tố kế toán (Chuẩn mực kế toán: VAS29)

- Tỷ giá hối đối (Chuẩn mực kế toán: VAS10)

- Thông tư 200 - Kế toán một số nội dung chủ yếu

- Trình bày báo cáo tài chính

- Những tình huống thực tế về kế toán tái chính thường gặp.

 

Quản trị tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính.

- Những vấn đề chung về quản trị tài chính doanh nghiệp

- Lý thuyết giá trị của tiền tệ theo thời gian.

- Lượng giá chứng khoán.

- Hoạch định ngân quỹ vốn đầu tư dài hạn.

- Lập kế hoạch tài chính.

- Chi phí sử dụng vốn

- Đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính

 

Kế toán quản trị.

- Tổng quan về kế toán quản trị và phân loại chi phí.

- Những vấn đề chung về kế toán quản trị

- Phân loại chi phí

- Mối quan hệ giữa chi phí vá khối lượng lợi nhuận.

- Dự toán ngân sách

- Phân tích biến động chi phí sản xuất

- Báo cáo bộ phận.

- Đánh giá trách nhiệm quản lý

- Định giá, quyết định giá bán sản phẩm

- Thông tin thích hợp để ra quyết định

 

Kiểm toán.

- Tổng quan về báo cáo tài chính.

+ Mục đích của BCTC

+ Các báo cáo tài chính

+ Các giả định cơ bản lập BCTC

+ Các yêu cầu chất lượng của BCTC

+ Trung thực hợp lý

+ Ghi nhận và đánh giá các yếu tố BCTC

- Tổng quan về kiểm toán.

+ Bổ sung kiến thức KTT

+ Những vấn đề chung về kiểm toán

+ Quy trình kiểm toán

+ Kiểm toán báo cáo tài chính

- Chu trình kiểm toán.

+ Quy trình kiểm toán

+ Báo cáo kiểm toán

 

Thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư:

- Tổng quan và khái niệm về dự án đầu tư.

- Lập hồ sơ dự án đầu tư:

+ Nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư.

+ Nghiên cứu khả thi dự án đầu tư.

- Thẩm định dự án đầu tư.

- Các thông số cơ bản của dự án

- Phân tích tài chính dự án đầu tư

- Các công cụ tài chính và phương pháp dùng để thiết lập và phân tích dòng tiền của dự án

- Các chỉ tiêu đánh giá và lựa chọn dự án về mặt tài chính

- Tác động của lạm phát đến dòng tiền dự án

- Phân tích rủi ro của dự án

 

Thanh toán tín dụng ngân hàng.

- Khái niệm về thanh toán quốc tế, incoterms và hợp đồng thương mại quốc tế, bộ chứng từ, các phương tiện và các phương thức thanh toán quốc tế.

- Phân loại ngân hàng thương mại và các hoạt động.

- Các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng và chiết khấu các chứng từ

- Đặc điểm và lợi ích thanh toán qua ngân hàng

- Các phương tiện thanh toán: ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc…

- Nghiệp vụ thanh toán quốc tế

 

Luật thương mại.

- Những quy định chung về luật thương mại.

- Pháp luật về doanh nghiệp: Các loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vôn đầu tu nước ngoài,...

- Tổ chức lại, giải thể, phá sản.

- Hợp đồng thương mại: Khái niệm về hợp đồng thương mại, nội dung hợp đồng thương mại, thực hiện hợp đồng thương mại.

- Giải quyết tranh chấp trong thương mại, các hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại.

- Luật kinh doanh.

 

Pháp luật về thuế

- Văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

- Thuế GTGT.

- Thuế TNDN.

- Thuế TNCN.

- Trao đổi về quyết toán thuế cuối năm TC; tiếp đoàn thanh tra kiểm tra thuế tại DN

 

Luật kế toán

- Công tác kế toán tại DN.

- Tổ chức Công tác KT và người làm KT.

- Hoạt động nghề nghiệp kế toán.

- Quản lý Nhà nước về kế toán.

- Khen thưởng và xử lý vi phạm

 

3.       Kế toán trưởng cần những gì?



Sau khi học kế toán trưởng thì bạn cần những gì? Để đi làm.

3.1. Trình độ học vấn

Về học vấn, ứng viên ứng tuyển vào vị trí kế toán trưởng tối thiểu cần có bằng đại học trong các lĩnh vực kế toán, tài chính, kinh tế, quản trị kinh doanh. Những bằng cấp cao hơn sẽ là lợi thế.

 

Hiện nay, nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên cần có bằng thạc sĩ chuyên ngành kinh tế, tài chính, hoặc quản trị kinh doanh. Những chuyên ngành này cung cấp những khóa học giúp học viên phát triển kỹ năng phân tích, nâng cao hiểu biết về các phương pháp và các phần mềm phân tích tài chính.

 

3.2. Kinh nghiệm

Ứng viên cần có kinh nghiệm ở vị trí kế toán trưởng ở doanh nghiệp khác, hoặc ở một vị trí khác như kế toán viên, nhân viên phân tích tài chính, kế toán cao cấp, trưởng phòng kế toán.

Kinh nghiệm quản lý và kinh nghiệm làm việc liên quan tới phân tích và thực hiện báo cáo tài chính cũng là những điều nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên.

Số năm kinh nghiệm có thể khác nhau tùy theo doanh nghiệp, có thể dao động từ 3-10 năm hoặc hơn.

 

3.3. Kiến thức

Về mặt kiến thức, ứng viên vị trí kế toán trưởng cần nắm vững các kiến thức chuyên ngành kế toán như các quy trình kế toán, các quy định về kế toán, thuế, nghiệp vụ mua hàng – bán hàng, nghiệp vụ tài sản,... cùng với những kiến thức liên quan đến kinh doanh của doanh nghiệp.

 

Những kiến thức này có thể được tích lũy thông qua các chương trình đào tạo, các khóa học, sách vở, mạng internet, và qua quá trình làm việc. Đây là những kiến thức có giá trị được KTT sử dụng trong quá trình làm việc.

 

4.       Kỹ năng

Bên cạnh những yếu tố trên, kỹ năng cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Một kế toán trưởng cần có các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng phân tích, kỹ năng toán học, kỹ năng tổ chức và kỹ năng giao tiếp. Ngoài ra, KTT cũng có thể phát triển thêm một số kỹ năng khác nếu thấy cần thiết trong công việc.

 

-          Kỹ năng lãnh đạo

Kế toán trưởng đứng đầu bộ phận kế toán, chịu trách nhiệm cho các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, do đó, kỹ năng lãnh đạo là không thể thiếu. KTT thực hiện quản lý các kế toán viên, đảm bảo họ thực hiện đúng các quy định về kế toán của nhà nước và các quy tắc kế toán của doanh nghiệp.

 

Kỹ năng lãnh đạo có thể được coi là kỹ năng quan trọng nhất một nhà quản lý cần có.

 

-          Kỹ năng phân tích

Kế toán trưởng có nhiệm vụ hỗ trợ các quản lý cấp cao trong việc đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến tài chính, kế toán, thuế; ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của doanh nghiệp. Để đưa ra được những hỗ trợ phù hợp, KTT cần thực hiện nghiên cứu các nghiệp vụ kinh tế, các sự kiện phát sinh, đánh giá tác động của các chính sách kế toán lên doanh nghiệp.

 

Việc thành thạo kỹ năng phân tích sẽ giúp cho KTT thực hiện những nhiệm vụ này một cách chính xác, nhanh chóng, hiệu quả.

 

-          Kỹ năng toán học

Kế toán thường được biết đến là nghề làm việc với các con số. Một kế toán trưởng cần có kỹ năng toán học, đặc biệt là đại số, để có thể hiểu được các thông tin về tài chính, các số liệu phức tạp trong kinh doanh.

 

Kỹ năng toán học tốt sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho KTT trong việc cập nhật và phân tích số liệu.

 

-          Kỹ năng tổ chức

Kế toán trưởng cần thực hiện một khối lượng lớn công việc liên quan đến sổ sách, thông tin, số liệu. Vậy nên họ cần có kỹ năng tổ chức công việc và sắp xếp thời gian một cách hiệu quả nhằm hoàn thành được nhiệm vụ một cách tối ưu.

 

KTT cũng cần sử dụng đến kỹ năng tổ chức để sắp xếp và tổ chức công việc cho các kế toán viên trong bộ phận nhằm đảm bảo mỗi người có một vai trò riêng đóng góp cho thành công chung.

 

-          Kỹ năng giao tiếp

Kế toán trưởng giao tiếp với các kế toán viên để đưa ra các hướng dẫn, chỉ đạo; với các lãnh đạo cấp cao để đưa ra các ý kiến, cố vấn. Đặc biệt, trong các trường hợp KTT cần truyền đạt các thông tin chuyên môn đến những người không có hiểu biết về kế toán, kỹ năng giao tiếp tốt là vô cùng quan trọng. Khi này, các thông tin đưa ra cần chính xác, dễ hiểu, dễ nắm bắt.

 

 

Nhận xét